Loading: %

Chống ăn mòn đường ống - phương pháp lining bên trong ống bằng vật liệu composite

1. Giới thiệu phương pháp lining ống bằng vật liệu composite.
Đối với hệ thống đường ống dùng để vận chuyển các lưu chất đặc biệt như nước biển, hóa chất thì việc bảo vệ chống ăn mòn là một công tác đặc biệt quan trọng để đảm bảo được tuổi thọ của cả hệ thống.
Phương pháp lining ống bằng vật liệu composite là một trong những phương pháp hiệu quả và được áp dụng rộng rãi. Bản chất của phương pháp này là sử dụng vật liệu composite để tạo ra lớp phủ chống ăn mòn liên tục, không có khuyết tật giúp bảo vệ bề mặt đường ống không bị ăn mòn trước các tác nhân ăn mòn. Lớp lining thực hiện đúng kỹ thuật có thể bảo vệ chống ăn mòn lên đến 30 năm.

 A picture containing dirty, gear
Description automatically generated

Hình 1. Ống inox được lining bên trong bằng vật liệu composite (FRP)

2. Vật tư, thiết bị cần thiết để thực hiện lining bằng vật liệu composite.  
Vật tư chính bao gồm:

  1. Nhựa resin.
  2. Sơn lót.
  3. Phụ gia đóng rắn.
  4. Chất xúc tá.
  5. Sợi thủy tinh.
  6. Màng bề mặt.
  7. Con lăn bông.
  8. Lăn thép.

Ngoài ra trong quá trình thực hiện, công nhân cần được trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn lao động như mũ, giày, kính chống giọt bắn, mặt nạ phòng độc, găng tay, ..etc để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình lining ống.

3. Các bước thực hiện phương pháp lining bằng vật liệu composite (FRP).

  1. Xử lý bề mặt: trước khi phủ sơn lót, bề mặt kim loại cần được làm sạch, khô, không bám nước, không có dầu, vết bẩn, bụi… Có thể làm sạch cơ học (bắn cát) hoặc làm sạch bằng phương pháp hóa học.
  2. Tráng một lớp sơn lót lên bề mặt và đợi lớp này khô hoàn toàn. 
  3. Thực hiện lining bằng các lớp lamination liên tiếp nhau (số lượng lớp được tính toán cho phù hợp với các thông số kỹ thuật của hệ thống đường ống). 
  4. Bọc màng bề mặt.
  5. Xử lý lại các phôi thừa của lớp lining. 

Diagram, surface chart
Description automatically generated
Hình 2 Số lớp Lining
Diagram, engineering drawing
Description automatically generated
Hình 3 Lining cho Tee và Flange

Chú ý: Khi thực hiện việc lining cho đường ống, bước xử lý bề mặt ban đầu là bước quan trọng nhất đảm bảo chất lượng của các lớp lining. Nếu việc xử lý bề mặt không đảm bảo có thể dẫn đến một số khuyết tật sau này. 

Yêu cầu kỹ thuật của lớp lining sau khi khô hoàn toàn: 

  1. Về ngoại quan: Không có hiện tượng lột lớp, bọt khí.
  2. Độ cứng Barcol: ≥ 30 Hba.

Đối với phương pháp lining bằng vật liệu composite (FRP), Đội ngũ Lê Dương đã có kinh nghiệm thực hiện, giám sát và kiểm soát chất lượng cho việc lining đường ống cho một số dự án. Quý khách hàng nếu có nhu cầu tư vấn và thực hiện phương pháp này vui lòng liên hệ đến chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ. 


SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ KHÁC

Sau buổi triển lãm, Công ty Lê Dương rất vinh dự khi được sự công nhận và ủng hộ từ phía Lãnh đạo ngành Phòng cháy chữa cháy và Báo Công an Nhân dân thông qua Bài viết “Ứng dụng công nghệ cao trong phòng cháy chữa cháy” được đăng tải vào ngày 20/07/2023 (link: https://cand.com.vn/doi-song/ung-dung-cong-nghe-cao-trong-phong-chay-chua-chay-i701046/
Các hệ thống F&G hiện nay đều bắt buộc phải được triển khai nghiên cứu lập bản đồ trước khi được lắp đặt ở hiện trường.
Lê Dương chúng tôi có đầy đủ đội ngũ kỹ sư với nhiều năm kinh nghiệm làm việc về hệ thống Fire and Gas, nắm được các tiêu chuẩn quốc tế cũng như trong nước, tin tưởng sẽ mang lại cho quý khách hàng hệ thống F&G hiệu quả, đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí nhất thị trường hiện nay.

Hệ thống Fire and Gas (FGS) được trang bị để phát hiện rò rỉ khí, phát hiện tia lửa và nguồn nhiệt nguy hiểm trong nhà máy, cơ sở kho chứa hóa cháy dễ cháy nổ.

FGS thông qua phát hiện rò rỉ khí đốt và cháy nổ để tạo ra các cảnh báo, hành động ngăn chặn, tắt máy và các hoạt động khẩn cấp khác.

Thiết bị dò khí rò rỉ là thiết bị dò khí bằng cách phát hiện các hydrocacbon dễ cháy đi ngang qua đường dẫn mở (open path), sử dụng kỹ thuật Quang phổ hấp thụ quang học vi sai (DOAS: Differential Optical Absorption Spectroscopy). Dựa trên một bộ phát tia hồng ngoại và một bộ thu tia hồng ngoại.
Lê Dương hợp tác với Bộ Công An đã và đang triển khai thực hiện, sản xuất các thiết bị cũng như phần mềm cơ sở dữ liệu, đạt yêu cầu của Điều 11, 12 của Nghị định 149 đưa ra về Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về PCCC và truyền tin báo sự cố. 
Đồng hồ đo lưu lượng siêu âm là thiết bị đo lường sử dụng sóng siêu âm để xác định lưu lượng và hiển thị ra kết quả ở dạng điện tử.
Nó hoạt động theo nguyên lý đo thời gian di chuyển của chùm sóng siêu âm. Vận tốc khí có được từ sự khác biệt về thời gian di chuyển các xung của siêu âm truyền theo hướng với hướng dòng chảy và các xung của siêu âm truyền trong theo hướng ngược lại.