028 7307 6661
EN
3. Cách tiến hành F&G mapping.
Bước 1: Xác định sơ bộ vị trí, số lượng đầu báo.
Bước 2: Xem xét thông số, hiệu suất thiết bị mà khách hàng mong muốn.
Bước 3: Phân vùng hệ thống.
Bước 4: Xác định các khu vực nguy hiểm cháy nổ, rò rỉ.
Bước 5: Lập mô hình phân tán khí, ảnh hưởng gió.
Bước 6: Đánh giá vị trí, số lượng, hiệu suất các đầu báo.
Bước 7: Tối ưu hóa lại các thông số thiết lập, vị trí và số lượng thiết bị.
Bước 8: Ban hành báo cáo F&G Mapping.
Diễn giải:
B3-4: Phân vùng hệ thống, xác định vung nguy hiểm.
Dựa trên các tài liệu thường dùng như : GP 30-85, Fire and Gas Detection, TCVN 8616/8617, … xác định được khoảng cách, phạm vi cần bảo vệ tính từ các vị trí có nguy cơ xảy ra rò rỉ.
Với 3 loại chính :
- Grade A : Khu vực có cấp độ cháy cao, cần có biện pháp bảo vệ, giảm thiểu rủi ro.
- Grade B : Khu vực có cấp độ cháy nổ trung bình, cần có biện pháp bảo vệ.
- Grade C : Khu vực có cấp độ cháy nổ thấp, cần có biện pháp bảo vệ.
Đối với những hệ thống có mức độ cháy nổ trung bình khoảng cách lựa chọn để tiến hành nghiên cứu lập bản đồ F&G.
- Grade B: cách 2 m từ thiết bị.
- Grade C: cách từ 3-4.5 m từ thiết bị.
Hình 6: Phân vùng hệ thống Metering Skid.
Xác định các vị trí dễ cháy nổ, dễ rò rỉ như: van, mặt bích, vị lắp phụ kiện,…Các vị trí có cấp độ cháy cao: phòng pin, vị trí sử dụng hóa chất, bồn chứa,…
B5: Lập mô hình phân tán khí, ảnh hưởng gió.
Thông số đầu vào:
- Hướng gió, tốc độ gió, hiệu suất hoạt động trong năm của cơ sở.
- Xác định các vị trí rò rỉ chính dễ gây rủi ro cháy nổ đến hệ thống.
- Tính toán, lựa chọn mức độ, nồng độ rò rỉ tối thiểu.
Sử dụng phần mềm InFlux để mô phỏng sự phân tán khí rò rỉ, từ đó đánh giá, bố trí đầu báo ở các vị trí thích hợp.
Hình 7: Phân tích sự rò rỉ khí dựa trên hướng gió và % nồng độ.
B6: Đánh giá
Sử dụng phần mềm Detect 3D bố trí thiết bị, phân vùng hệ thống và tính toán hiệu suất hoạt động của các đầu báo.
Từ đó xem xét điều chỉnh số lượng, vị trí cụ thể cho các đầu báo để tối ưu được hiệu suất hoạt động của mỗi đầu báo.
B7-8: Hoàn thiện
Sau khi hoàn thành các bước trên, báo cáo nghiên cứu Gas mapping cần phải được kiểm tra, phê duyệt bởi các bên liên quan có thẩm quyền trước khi tiến hành triển khai dự án FGS.
4. Kết luận:
Các hệ thống F&G hiện nay đều bắt buộc phải được triển khai nghiên cứu lập bản đồ trước khi được lắp đặt ở hiện trường. Lê Dương chúng tôi có đầy đủ đội ngũ kỹ sư với nhiều năm kinh nghiệm làm việc về hệ thống Fire and Gas, nắm được các tiêu chuẩn quốc tế cũng như trong nước, tin tưởng sẽ mang lại cho quý khách hàng hệ thống F&G hiệu quả, đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí nhất thị trường hiện nay.
(Hết)
Tài liệu tham khảo:
BP Group (2003), Guidance on practice for fire and gas detection (Hướng dẫn thực hành phát hiện cháy và khí đốt), No. GP 30-85, London.
Heath and Safety Executive (1993), Offshore gas detector siting criterion investigation of detector spacing (khảo sát tiêu chí định vị máy dò khí và khoảng cách của máy dò), No. OTO 93 002, London.
ISO Standard (2010), Gases and gas mixtures — Determination of fire potential and oxidizing ability for the selection of cylinder valve outlets, No.10156:2010. Genève Switzerland.
Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nama (2010). Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) – Yêu cầu trong sản suất, tồn chứa và vận chuyển. No. TCVN 8616:2010. Hà Nội
Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Namb (2010). Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - hệ thống nhiên liệu trên phương tiện giao thông. No. TCVN 8617:2010. Hà Nội.
Hệ thống Fire and Gas (FGS) được trang bị để phát hiện rò rỉ khí, phát hiện tia lửa và nguồn nhiệt nguy hiểm trong nhà máy, cơ sở kho chứa hóa cháy dễ cháy nổ.
FGS thông qua phát hiện rò rỉ khí đốt và cháy nổ để tạo ra các cảnh báo, hành động ngăn chặn, tắt máy và các hoạt động khẩn cấp khác.